MỤN – NGUYÊN NHÂN, NHẬN DIỆN CÁC LOẠI MỤN THƯỜNG GẶP!

MỤN TRỨNG CÁ LÀ GÌ?

Mụn trứng cá là một bệnh lý về da, phát sinh do nhiều yếu tố phức tạp như rối loạn bài tiết chất nhờn, quá trình sừng hóa da, mất cân bằng khuẩn chí da, các quá trình sinh lý trong cơ thể(hormone, quá trình đáp ứng viêm …), biểu hiện bằng những tổn thương khác nhau trên da như mụn ẩn, mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang,… Tùy từng người, từng tình trạng mụn mà có những nguyên nhân và yếu tố tác động khác nhau.

NHỮNG YẾU TỐ GÓP PHẦN GÂY NÊN TÌNH TRẠNG MỤN: 

  • Độ tuổi: 90% trường hợp bị mụn trứng cá rơi vào độ tuổi dậy thì khoảng từ 13-19 tuổi, muộn hơn là  từ 30-23 tuổi.  
  • Giới tính: Mụn trứng cá thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, với tỷ lệ nữ/nam là gần 2/1, nhưng mụn trứng cá của nam giới nặng hơn nữ giới.  
  • Di truyền: Nó có ảnh hưởng nhất định đến mụn trứng cá. Thống kê cho thấy cứ 100 người bị mụn trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình.  
  • Thời tiết: Khí hậu nóng ẩm, hanh khô là nguyên nhân khiến bã nhờn tiết nhiều hơn.  
  • Chủng tộc: Người da trắng và da vàng cao hơn người da đen với nhiều mụn hơn.  
  • Nghề nghiệp: Người làm việc trong môi trường khói bụi, nhiều dầu mỡ, người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời… nguy cơ bị mụn trứng cá cao.  
  • Stress: Thức khuya, lo lắng, căng thẳng cũng làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.  
  • Chế độ ăn uống: Ăn quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI cao – giàu carbohydrate), sữa và các sản phẩm từ sữa động vật (đặc biệt là sữa tách béo) có thể kích thích cơ thể sản sinh một số chất gây mụn.  
  • Rối loạn nội tiết: Một số bệnh lý như Cushing (Suy tuyến thượng thận thứ phát), cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang… làm tăng mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.  
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng mụn trứng cá.  Phổ biến nhất là corticoid, isoniazid, thuốc nhóm halogen, androgen (testosterone), lithium … 
  • Một số nguyên nhân chủ quan: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn mụn không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm,… cũng gây ra mụn

QUY TRÌNH HÌNH THÀNH MỤN 

  • SỰ TĂNG TIẾT BÃ NHỜN: Khi cơ thể xảy ra tình trạng xáo trộn nội tiết tố do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra vào giai đoạn dậy thì hoặc trước kỳ hành kinh của phụ nữ hoặc do liên quan đến chế độ chăm sóc da, sinh hoạt, điều trị …
  • SỰ TĂNG TIẾT BÃ NHỜN: Khi cơ thể xảy ra tình trạng xáo trộn n nội tiết tố do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra vào giai đoạn tuy n thì hoặc trước kỳ hành kinh của phụ nữ, hoặc có thể do những đáp ứng kích thích tiết nhờn tại chỗ liên quan đến chế độ chăm sóc da sinh hoạt, điều tr
  • SỪNG HÓA LỖ CHÂN LÔNG: Lớp sừng dày lên, kết hợp với sự tăng tiết bã nhờn khiến chất bả ứ đọng, các vách nang phình lên. làm gián đoạn quá trình điều tiết bã nhờn, hình thành nên các vi nhân mụn (“tiền thân” của mụn đầu trắng và mụn đầu đen).
  • MẤT CÂN BẰNG HỆ KHUẨN CHỈ DA (MICROBIOME DA): Da là nơi “trú ngụ” của nhiều vi sinh vật khác nhau, từ vi khuẩn, vi nấm, virus… Khi có bất kỳ sự mất cân nào bằng xảy ra trên da cũng có thể khiến mụn xuất hiện. Trong đó, môi trường bã nhờn, nhân mụn bít kín là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn mụn (P.acnes) hoặc một số nấm men Malassezia phát triển và hình thành mụn.
  • QUÁ TRÌNH VIÊM: Nhiều yếu tố tác động khiến cơ thể sản sinh các chất đáp ứng viêm, hình thành nên các vĩ nhân mụn không viêm (viêm dưới đáp ứng lâm sàng) và cả những trường hợp mụn viêm, mụn mủ, màng bọc.

NHẬN DIỆN NHỮNG LOẠI MỤN THƯỜNG GẶP

  • MỤN KHÔNG VIÊM: Là những loại mụn ở mức độ nhẹ, không gây đau, không sưng mủ. Dựa vào sự đóng hay mở của nhân mụn m mụn không viêm được phân ra thành hai loại mụn chính là:
  • Mụn đầu đen (blackheads): Là mụn có bề mặt da hở, gọi là nhà mở” nhân mụn bị không khí oxy hóa tạo thành các chất có màu đen, nâu đen.
  • Mụn đầu trắng (whiteheads): Tên gọi khác là mụn ẩn, làm cùng màu da hoặc màu trắng kích thước nhỏ dao động khoả 1-3mm, thường thấy rõ hơn khi kéo căng da, mụn được bao bọc lớp da, không hở, nên gọi là “nhân đóng”.
  • MỤN VIÊM: Là mụn ở mức độ nặng hơn, gây đau nhức, biểu hiện bằng các mẩn đỏ gờ trên bề mặt da. Dựa vào sự phát triển của nhân mụn, mức độ viêm mà mụn viêm được chia ra thành các dạng mụn như:
  • Mụn sẵn (papules): Đây là những tổn thương viêm đỏ gờ trên bề mặt da, có thể có cảm giác đau nhẹ khi chạm vào. Mụn có kích thước nhỏ và có màu đỏ, đa phần không thấy nhân mụn và tổ chức mú rō.
  • Mụn mủ (pustules): Là một bước phát triển mới của mụn sẵn màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng, bên trong chứa mủ, xung quanh là viền viêm đỏ. Có những tổn thương mụn mủ có kích thước nhỏ bằng đầu đinh ghim hình thành bên cạnh các mụn nước với kích thước tương ứng. Đặc điểm này thường ít khi liên quan đến tiến triển của các vi nhân mụn đã được hình thành trước đó.
  • Mụn nang, nốt (cysts): Là loại mụn nặng và nguy cơ gây sẹo lõm rất cao. Mụn gây đau nhức, khó chịu với những tổn thương gờ lớn nhô lên khỏi bề mặt da hoặc sờ thấy có chân sâu bên dưới da. Mặt độ tổ chức mun có thể cứng chắc hoặc mềm tùy theo thành phần chất chứa bên trong nó là dịch, chất bã hay mù.

Mụn viêm lẫn mụn không viêm có thể xuất hiện trên cùng một đối tượng, thường gặp nhất ở thanh thiếu niên.

—————————————————————————
LIÊN HỆ NGAY!!
Địa chỉ showroom: Số 59A  đường Bờ Sông Sét Trần Đại Nghĩa Nối dài, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline: 0973.68.68.99 – 0986.001.885
Web: Perfectnhatban.com
Perfect Nhật Bản – Nâng tầm sức khỏe và sắc đẹp của bạn!
Thank you so much!!

 

0986001885
zalo-icon
facebook-icon